๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑

|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡̡̡͡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡ YÊU THƯƠNG ĐOÀN KẾT_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|
 
Trang ChínhTin Công Giáo TLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Các wed công giáo.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam

Tổng GP Hà Nội

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thanh Hóa

Giáo phận Lạng Sơn

Giáo phận Vinh

Giáo phận Hải Phòng

Giáo phận Nha Trang

Giáo phận Đà Lạt

Giáo phận Phan Thiết

Giáo phận Cần Thơ

Giáo phận Phú Cường

Tổng Giáo phận Huế

Giáo phận Phú Yên

Giáo phận Vĩnh Long

Giáo phận Mỹ Tho

Giáo phận Long Xuyên

Giáo phận Ban Mê Thuột

Tổng Giáo phận Sài Gòn

Giáo phận Đà Nẵng

Radio Mẹ hằng cứu giúp

Mẹ hằng cứu giúp

Nữ vương công lý

Đài tiếng nói Hoa Kỳ

Đài phát thanh quốc tế Pháp

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Công Giáo Việt Nam

Thông tấn xã Công Giáo VN

Công Giáo Việt Nam

Đài phát thanh chân lý Á Châu

Truyền thông Công Giáo

Ủy ban Kinh Thánh

Ủy ban mục vụ Gia Đình

Ủy ban mục vụ di dân

Thánh Linh

Dân Chúa

Dân Chúa USA

Truyền Hình Công Giáo

Vatican Tiếng Việt

BBC Tiếng Việt
Sưu tập.
Phương thức lần hạt mân côi
117 Thánh tử đạo Việt Nam
Danh Sách Các Ðức Hồng Y, Tổng Giám Mục
Ảnh Các Tông Đồ của Chúa Giê-su (Apostles )
Hạnh các thánh
Kinh đọc hằng ngày
Gợi ý xét mình
101 Giai thoại các thánh
Các Thánh Dành Cho Bạn Trẻ
- Hãy Bảo Vệ Sự Sống -

 

 Cùng nhau khám phá và sống mùa chay

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 210
Join date : 11/01/2010

Cùng nhau khám phá và sống mùa chay Empty
Bài gửiTiêu đề: Cùng nhau khám phá và sống mùa chay   Cùng nhau khám phá và sống mùa chay Mlry1uTue Mar 09, 2010 8:57 am

Cùng nhau khám phá và sống mùa chay















[You must be registered and logged in to see this image.]

Đức Hồng Y Lustiger mời gọi tín hữu Công-giáo trong giáo phận sống
tròn đầy Mùa Chay. Để giúp chúng ta trong 40 ngày nầy, Ngài cho chúng
ta những trang để suy gẫm.


“Người ta biết rõ Mùa Chay là gì rồi mà!”. Đối với những người cao
tuổi nhất, chung chung đó là thời kỳ ăn cá, “người ta ăn chay, “làm cho
mình gầy bớt”. Ngày nay đám nhóc vùng ngoại ô sẽ nói với bạn: ”Đó là lễ
Ramadan - tháng ăn chay của Hồi giáo - của người Kitô-hữu”.



Những người khác sẽ so sánh Mùa Chay với lễ Yom Kippour (lễ hội Do
Thái) hoặc ăn chay của người Ấn Giáo. So sánh không phải là không có
lý. Trong các thế kỷ, các Kitô-hữu đã có thể đặt dấu ấn trên các việc
thực hành hiện hữu trong các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, mà
không cảm thấy cần thiết phải nhắc lại ý nghĩa của chúng. Nhưng ngày
nay, chúng ta phải khám phá lại ý nghĩa của Mùa Chay.


“Bốn mươi ngày”. Quả thật, theo nghĩa tiếng Pháp, ”Mùa Chay”(Carême)
đến từ tiếng la-tinh “Quadragesima”, nghĩa là “thời gian 40 ngày” trước
Phục Sinh. Thời gian nầy chuẩn bị cho ta vào Lễ Phục Sinh, vào Tuần
Thánh. Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, trong đó chúng ta mừng
ngày Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem. Rồi đến Thứ Năm Tuần Thánh, chúng
ta cử hành Lễ Dầu, Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các tông đồ. Ngày thứ Sáu
Tuần Thánh kỷ niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Thứ Bảy Tuần
Thánh đến sáng Lễ Phục Sinh, mừng Chúa Sống Lại. Thời kỳ Phục Sinh kéo
dài cho tới lễ Lên trời và Lễ Hiện Xuống.


TẠI SAO LẠI LÀ 40 NGÀY?


Bốn mươi ngày nhắc cho ta 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu nơi hoang
mạc để chiến đấu lần đầu chống lại Tên Cám Dỗ. Và cũng là 40 năm Xuất
Hành ở Sa mạc trước khi vào Thánh Địa. Khi Chúa Giêsu lên Giêrusalem để
đi tới cuộc khổ nạn, Người kêu gọi các môn đệ đi theo Người với cái mà
Thánh sử Luca gọi là “cuộc xuất hành” của Người (Lc 9,31). Người đi
đầu; họ lưỡng lự tiến lên, bởi sợ hãi. Sau ngày Rước Lá và bửa ăn vượt
qua, khi đến giờ ấn định cho cuộc chiến đấu quyết định chống lại Tên
Cám Dỗ (x. Lc 4,13), Chúa Giêsu đi tới Vườn Giệtsimani với các môn đệ.
Ngài nói với Phêrô, Giacôbê và Gioan: ”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện với
Thầy”. Ba lần liên tiếp, Ngài thấy họ đang ngủ và phải lay để đánh thức
họ dậy (x. Mt 26, 36 – 46). Khi Chúa Giêsu bị bắt, tất cả môn đệ của
Ngài bỏ Ngài mà trốn hết. Nhưng một trong những lời cuối cùng mà Chúa
Giêsu nói với Phêrô, sau khi Ngài sống lại, lại là: ”Còn con, hãy theo
thầy” (Ga 21,19). Ngày nay đến lượt chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng
ta theo Ngài, đi với Ngài lên Giêrusalem, chia sẻ thời gian Khổ Nạn của
Ngài.


Toàn thể Giáo Hội bước vào Mùa Chay ngày Thứ Tư Lễ Tro. Dấu chỉ của
tro than có nguồn gốc trong Kinh Thánh (x.Gr 6,26; Is 22,12; Đn 9,3).
”Mặc áo nhặm – cái bị” tức là tang phục và “xức tro trên đầu và ngồi
trong tro” là dấu chỉ thống hối và ăn năn trở lại. Như dân cư và nhà
vua thành Ninive đã làm như thế, để đáp trả lời tiên báo của ngôn sứ
Giona, kẻ giao cho họ phải sám hối tội lỗi trong 40 ngày (Gn 3,5-8).
Như Chúa Giêsu nhắc lại điều ấy với dân chúng thành Betsaiđa và
Côrozain: ”Nếu các phép lạ làm ở nơi các ngươi mà đã xảy ra ở Tia và
Siđôn, thì từ lâu họ đã sám hối và mặc áo nhặm, xức tro lên đầu” (Mt
11,21). Tất cả các Kitô-hữu được kêu gọi nhìn nhận mình là tội nhân, do
đó là hối nhân. Vậy hối nhân là gì? – Là một người tự biết mình bất
xứng với Tình yêu của Thiên Chúa do tội lỗi mình phạm và đoạn tình; một
đứa con hoang đàng ở ngoài, ở xa, tuy thế vẫn mong được Cha mình tiếp
đón; một người con khi còn ở ngoài cửa đã biết mình được mời gọi để coi
mình luôn như là “con cái trong nhà”. Mặc cho nó là một người con bị
thương tổn hay là một đứa con lạc mất, nó vẫn là một người con được yêu
thương, luôn phải tin tưởng vào tình yêu, kể cả khi nó ở tận đáy vực
thẳm và tận cùng cô đơn. Hối nhân, chính là tội nhân cầu xin ơn tha
thứ. Đó là lý do tại sao các Kitô-hữu được mời gọi lãnh nhận dấu chỉ
sám hối và ăn năn trở lại nầy.


“HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO PHÚC ÂM”.


Lúc vị linh mục xức trên trán bạn, Ngài có thể đọc: ”Hãy nhớ mình là
bụi tro và sẽ trở về tro bụi”. Lời nầy, Kinh Thánh cho ta biết (St
3,19) là lời Thiên Chúa đã nói với Adong sau khi ông phạm tội. Tất cả
chúng ta, con cháu của Adong, chịu thử thách sự chết. Tuy nhiên, Thánh
Phaolô dạy chúng ta rằng Adong đầu tiên nầy “là hình ảnh của Đấng phải
đến” (Rm 5,14). Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai, Adong mới, ban cho chúng ta
sự sống Thiên Chúa nhờ sự phục sinh của Ngài. Như thế con đường Mùa
Chay được vạch ra dẫn tới Phục Sinh, con đường làm cho ta vượt qua cái
chết cho tội lỗi ,để vào đời sống con cái Thiên Chúa. Ăn chay, cầu
nguyện, bố thí với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc Thế giới, chính là cùng
cộng tác với Người trong việc cứu độ hết mọi người. Những thực hành
truyền thống và đầy ý nghĩa nầy tìm thấy ý nghĩa của chúng, từ lúc
chúng được sống kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng tự trao ban mình vì yêu
mến Chúa Cha của Người và vì yêu thương hết thảy mọi người. Sự sám hối
trở lại của chúng ta, vì thế, làm cho ta được dự phần vào công cuộc Cứu
Chuộc mà “Đấng xoá tỗi trần gian” đã hoàn tất.


Thứ Tư Lễ Tro, chủ sự có thể dùng một câu khác trong Kinh Thánh khi
xức tro lên trán bạn:” Hãy sám hối và tin vào Phúc Âm”. Đó là câu tóm
tắt lời của Chúa Giêsu trước khi Người chị khổ nạn và phục sinh và cũng
là lời của các Thánh Tông Đồ sau lễ Hiện Xuống. Câu nầy hướng chúng ta
về một chiều kích khác của Mùa Chay, mà chúng ta khám phá trọn vẹn nét
độc đáo: chuẩn bị cho người lớn chịu bí tích rửa tội,khi mà họ “đã cải
đạo”, ”quay về “với Thiên Chúa, đón nhận Tin Mừng. Các Kitô-hữu đã được
rửa tội, được kêu gọi canh tân trong ân sủng đầu tiên của phép rửa mà
họ đã nhận xưa kia. Vì phép rửa làm cho họ được tham dự vào cái chết và
sự phục sinh của Đức Kitô. Đó là lý do vì sao nó nằm ở phụng vụ lễ phục
sinh. Xưa kia, Giáo Hội cử hành phép rửa người lớn (nhưng cũng của trẻ
sơ sinh nữa) trong đêm Phục Sinh. Ngày nay, truyền thống nầy sống trong
các quốc gia Châu Âu; nhưng còn hơn thế nữa trong các ”Giáo hội non
trẻ”, những Giáo Hội vừa mới được thành lập trong các châu lục khác.
Phép rửa tiêu biểu mạnh mẽ thời gian Mùa Chay và Phục Sinh, vì Giáo Hội
mời gọi tất cả chúng ta tái khám phá niềm vui của bí tích nầy và vị trí
của nó trong mầu nhiệm Kitô-giáo.


Đức Giáo Hoàng Piô XII, cách nay nửa thế kỷ, đã mở đường bằng việc
canh tân phụng vụ Thứ Bảy Tuần Thánh. Ngày trước, những người cao tuổi
trong các vị hẳn còn nhớ, các nghi thức Thứ Năm, Thứ Sáu và thứ Bảy
Tuần Thánh cử hành rất sớm vào ban sáng, với sự tham dự hạn chế của các
tín hữu! Chỉ có các dòng tu sống trọn vẹn các ngày ấy . Ngày nay, tất
cả các tín hữu đều có thể tham dự vào phụng vụ Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ
Bảy Tuần Thánh và khám phá vẻ huy hoàng và sự điều độ của các ngày lễ
ấy. Canh thức Phục Sinh được cử hành trong đêm Thứ Bảy Tuần Thánh. Chủ
yếu là lễ thanh tẩy của chúng ta trong Chúa Kitô phục sinh. Nhưng,các
vị sẽ nói với tôi, điều gì xảy ra khi, trong một giáo xứ, không có
người lớn hoặc người trẻ tuổi xin được rửa tội hoặc những cha mẹ sẵn
sàng rửa tội cho bé sơ sinh của họ trong lễ nầy? Đây là trường hợp
thường gặp. Ngay cả khi ấy, tất cả phụng vụ cũng tập trung trên bí tích
rửa tội. Như thế nào?


“TÔI GỌI TỪNG NGƯỜI THEO TÊN CỦA NGƯỜI ẤY”


Hãy nhớ Canh Thức Phục Sinh diển ra như thế nào?


+ Bắt đầu bằng “nghi thức chiếu sáng”. Chủ sự chúc lành cho cây nến
sáp phục sinh được thắp sáng ở lửa mới, tượng trưng cho Ánh Sáng Chúa
Kitô. Sau đó, sau cuộc rước kiệu, một phó tế,-khi có thể,- hát bài
Exultet (Mừng vui lên). Bản hát tuyệt vời nói lên niềm hân hoan nầy có
niên đại từ những thế kỷ đầu. Niềm hân hoan của Giáo Hội về Chúa Giêsu,
Con Thiên Chúa, sự huy hoàng của Chúa Cha! Niềm hân hoan: đêm nay đem
cho Mẹ Giáo Hội niềm vui nhìn thấy nhiều người con, những người mới
nhận bí tích rửa tội, sinh ra.


+ Bảy bài đọc Cựu Ước cho chúng ta hành trình xuyên suốt trong lời
cầu nguyện, những lời loan báo và những lời hứa của tình yêu Thiên Chúa
đối với con cái của Người, những kẻ mà Chúa Kitô phục sinh ban cho sự
sống. Bài đọc thứ tám (thư gửi tín hữu Rôma 6,3 – 11) nói cho chúng ta
rõ ràng điều ấy, trước bài Phúc Âm về sự Phục Sinh.


+ Phụng vụ phép rửa bắt đầu với việc làm phép nước “rửa tội” trọng
thể. Không vì chủ sự “tái-thanh tẩy” những kẻ đã được rửa tội! Nhưng
Ngài sẽ rảy nước trên họ, tưởng nhớ phép rửa mà họ đã lãnh nhận. Và
Ngài yêu cầu họ, bằng tình yêu mà họ muốn biểu lộ và lời cầu khẩn bên
trong, mà họ có thể dâng lên Thiên Chúa, tiếp nhận lần nữa, tìm lại sự
tròn đầy của ân sủng bí tích thanh tẩy họ đã nhận.


+ Chủ sự mời gọi các Kitô-hữu lập lại sự từ bỏ Satan và tội

- Con có tin kính Thiên Chúa là Cha không? – Thưa con tin

- Con có tin kính Chúa Giêsu Kitô không? - Thưa con tin

- Con có tin Đức Chúa Thánh Thần không? – Thưa con tin.


Trong phụng vụ phép rửa nầy cho những kẻ “đã được rửa tội”, trước
hết có rửa tội cho tân tòng, nghĩa là những người “sắp được rửa tội”,
những người lớn nam và nữ đã được chuẩn bị đáng kể trong Mùa Chay để
gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng liên kết họ với cái chết và sự phục sinh của
Người, Đấng ban cho họ sự sống và làm cho họ nên con cái Thiên Chúa.


Được hiểu như thế trong ánh sáng của đêm canh thức và lễ phục sinh,
Mùa Chay hiện ra như là sự chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng nầy: rửa
tội cho những tín hữu tương lai và sự canh tân cho các Kitô-hữu. Như
vậy đó là một con đường, một lộ trình bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và đối
với các tân tòng, thì đó là thứ bảy trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay.
Ngày hôm ấy, chúng ta cử hành một phụng vụ mà ít người trong chúng ta
tham dự, do thiếu một ngôi thánh đường đủ lớn : Đức giám mục kêu gọi
những người nam và nữ sẽ được rửa tội ngày lễ Phục Sinh ở trong giáo
phận của Ngài. Từ ngày tôi làm giám mục [ĐHY Lustiger.BTGH], đây là một
trong những phụng vụ đẹp đẽ nhất mà tôi được sống. Cứ mỗi lần như thế,
nét đơn sơ của phụng vụ nầy làm tôi choáng ngợp. Những người trưởng
thành xin được rửa tội và được chuẩn bị để nhận phép rửa, có mặt ở đó
với các Kitô-hữu đã giúp đỡ họ khám phá Chúa Kitô, với cha mẹ đỡ đầu
tương lai của họ, với những người thân nhất của họ đi theo. Sau tuyên
bố và suy gẫm Lời Chúa, tôi gọi từng người theo tên của người đó. Người
đó tiến tới bàn thờ và ghi tên mình vào danh sách. Từ đây người ấy được
kể vào số những kẻ sẽ được nhận phép rửa vào dịp Phục Sinh. Người đó
nhận khăn tím, dầu hiệu của điều kiện phụng vụ của người ấy trong Giáo
Hội cho tới ngày nhận phép rửa, khi mà người ấy sẽ được nhận áo trắng
của kẻ được sống lại. Tôi giao danh sách tân tòng nầy cho các cộng đoàn
chiêm niệm của giáo phận và xin họ cầu nguyện cho những người nam và nữ
nầy.


Con đường dài mà các tân tòng phải đi, có khi trong nhiều năm,cũng
được cả cộng đoàn giáo xứ là những người tiếp nhận họ,cùng đi với họ.
Trong Mùa Chay,từ Chúa nhật nầy đến Chúa nhật khác, phụng vụ nhìn trước
các giai đoạn phụng vụ có thể cho các tân tòng đã được nhận lời gọi dứt
khoát. Chúng thường được cử hành công khai với cộng đoàn Kitô-hữu cùng
cầu nguyện và chia sẻ với những người được rửa tội tương lai, bao bọc
họ và nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện và tình thân hữu của cộng đoàn.
Hơn thế nữa, mỗi người trong những kẻ đả được rửa tội, đều được kêu gọi
để đi cùng con đường đó. Như vậy, trong đêm Phục Sinh, người ấy sẽ tham
dự vào việc lập lại các lời hứa khi chịu phép rửa tội.


“CHÉN TA SẮP UỐNG, CÁC NGƯƠI CŨNG SẼ UỐNG”.


Đi với Đức Kitô lên Giêrusalem, chính là sống lại hoặc sống những gì
Người giải thích cho các môn đệ Người, về hành trình đi tới cuộc Khổ
Nạn của Người (Ma 10, 35 – 40). Giacôbê và Gioan, con ông Zébêđê, xin
Chúa Giêsu dưới sự thúc ép của mẹ họ: ”xin Thầy cho chúng con được ngồi
bên tả và bên hữu của Ngài trong vinh quang của Ngài”. Chúa Giêsu trả
lời họ: ”Các ngươi không biết điều các ngươi xin! Các ngươi có thể uống
chén mà Ta sắp phải uống và chịu thanh tẩy bằng phép rửa mà Ta sắp chịu
hay chăng?”. – “Chúng con có thể” – Chén Ta sắp uống – Chúa Giêsu nói –
các ngươi sẽ được uống. Phép rửa Ta sắp chiụ, các ngươi sẽ chịu. Còn về
việc ngồi bên hữu hoặc bên tả, đó là quyền của Cha Ta ban cho những ai
Ngài muốn”. (Mt 20,23). Chén cứu độ nầy là chén gì? Nếu không là chén
Thánh Thể và đồng thời là chén cay đắng của Khổ Nạn? Phép rửa nầy là
gì, nếu không là phép rửa Cuộc Khổ Nạn và phần mà các môn đệ Chúa Kitô
sẽ nhận ở sự chết và sự sống lại của Người? Như vậy chúng ta nhận ân
sủng Cứu Chuộc dưới danh nghĩa “phép rửa” do chính Chúa Giêsu ban cho.
Phép rửa của Người, phép rửa của chúng ta. Mùa Chay là cuộc hành trình
của những người đã được rửa tội trong sự trung tín với ân sủng phép rửa
mà họ sẽ lập lại trong đêm Canh Thức Phục Sinh, cùng với những ai sẽ
nhận pép rửa và tuyên xưng đức tin lần đầu, ở cuối cũng một con đường
hoán cải ấy. Lúc khởi đầu, bước đi nầy dành riêng cho một phạm trù đặc
biệt của các Kitô-hữu “các hối nhân”, nghĩa là những người nam và nữ mà
do tình hình của họ, không thể tham dự trọn vẹn vào đời sống Giáo Hội,
nhưng họ thuộc về Giáo Hội và có một chỗ đứng trong đó đã được thừa
nhận. Ví dụ, -ngày nay vẫn còn như thế,- trong một số dân tộc Châu Phi
vừa mới được truyền giáo, trong khi nền văn minh đã thiết lập chế độ đa
thê hợp pháp trong hôn nhân, thì một người muốn chịu phép rửa và không
thể hoặc không muốn chọn trong nhiều bà vợ - dù chỉ là vì công bằng để
không đuổi họ đi tay không và làm mất thăng bằng gia đình – thì bị coi
theo cách của “một hối nhân’ hoặc “một tân tòng vĩnh viễn”. Người đó ở
trong Giáo Hội, nhưng chỉ được nhận trọn vẹn vào các bí tích, nhất là
không được rước lễ, khi nào cuộc sống của người đó hoàn toàn phù hợp
với những gì Thiên Chúa đòi buộc. Trong khi chờ đợi, không vì thế mà
người đó bị khai trừ khỏi Giáo Hội. Người đó thuộc vào số các hối nhân,
mà ở Phi Châu thỉnh thoảng được gọi với những danh xưng khác (“ví
dụ,”bạn của các Kitô-hữu”).


“KHÔNG CÓ NGƯỜI DỰ BỊ TRONG MẦU NHIỆM CHÚA KITÔ”.


Với quần chúng Kitô-hữu, nhận tro như dấu chỉ sám hối, cũng là một
lời kêu gọi đón nhận bí tích tha tội, “á bí tích”, phép rửa mới, sự tha
tội mới cho những ai đã được rửa tội. Trong Tuần Thánh hoặc trong thời
gian Mùa Chay nầy để bước vào Lễ Phục Sinh trọn vẹn: ”xưng tội và rước
lễ Mùa phục sinh”, như chúng ta vẫn nói mới cách nay mấy năm mà thôi.
Chẳng những không phải là một kỷ luật chính thức, cử chỉ nầy có ghi
trong lộ trình của các tân tòng,các hối nhân và trong chính chuỗi lý
luận của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, mà các Kitô-hữu được kêu gọi tham dự ngày
càng chân thật hơn.


Tất cả Mùa Chay là một thời kỳ đặc biệt và độc đáo. Nó có những nét
đặc thù không chỉ vì những thực hành như là ăn chay, nhưng chủ yếu là
vì mầu nhiệm Chúa Kitô. Các Kitô-hữu nam nữ, những kẻ đang trong tình
trạng lìa xa hoặc cắt đứt với ân sủng đã lãnh nhận được, những kẻ chuẩn
bị nhận phép rửa, những kẻ tự coi mình là tội nhân và cầu khẩn lòng
Chúa xót thương, sẽ cùng đi với nhau theo nhịp “mẫu mực” của những
người sẽ được rửa tội tương lai. “Mẫu mực”,là vì đó là con đường mà mỗi
người, hằng năm, được kêu gọi phải trải qua khi cử hành mầu nhiệm phục
sinh. Trước mầu nhiệm phục sinh, mầu nhiệm Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu
Tuần Thánh, quả thật không có Kitô-hữu nào có thể nói: ”tôi, tôi biết;
tôi đã sống điều ấy năm ngoái, tôi là một dân kỳ cựu”, như kiểu ngày
xưa người ta nói:” Tôi, tôi đã đi làm nghĩa vụ quân sự. Tôi là một
người lính dự bị”. Không có “dự bị”của mầu nhiệm Chúa Kitô. Ngay cả
Phêrô, người đầu tiên được gọi, cũng đã phải đi lại hành trình mầu
nhiệm phục sinh, như mỗi một tông đồ theo giòng năm tháng. Và các Ngài
đã truyền lại cho chúng ta thực tế nầy, vì đó dân Kitô-hữu được hình
thành, trong khi không ngừng tham dự vào hành vi cứu chuộc vừa cứu mình
lại giúp cho nó [Dân Kitô-hữu] trở nên người mang ơn cứu chuộc con
người với Đức Kitô vị Cứu Thế duy nhất. Vì lẽ ấy thời kỳ trước phục
sinh nầy là thời kỳ canh tân tinh thần không ngừng, tâm hồn “quay trở
về”, một thời khắc thích hợp để thay đổi đời sống, lấy lại trong tay sự
hiện hữu của mình và đặt nó vào tay Chúa, dập tắt hận thù và đón nhận
ơn Chúa Cha tha thứ, cho một cách quảng đại, làm chứng về tình yêu với
người lân cận mạnh hơn là tất cả mọi sự chia rẽ của con người. Nói cách
khá biểu lộ mầu nhiệm Chúa Kitô hằng sống trong anh em mình và trong
Giáo Hội của mính.


Đó là ý nghĩa của thời kỳ Mùa Chay. Các Vị thấy đó, sẽ quá giảm
thiểu và không đầy đủ nếu chỉ tưởng tượng một cách giảm béo nhẹ trước
những bắp cải béo ngậy hoặc những lễ hội ngày Phục Sinh! Chúa Kitô kêu
gọi chúng ta đi vào mầu nhiệm phục sinh của Người, Ngài là Đấng đến nắm
lấy bàn tay chúng ta và dẫn chúng ta đến nơi Người muốn. Để đến lượt
chúng ta cũng trở nên chứng nhân cho con đường nầy, cho những ai đang
tiến theo đó lần đầu hoặc đang do dự tiến bước. Tôi tin chắc rằng rất
nhiều người đã không cảm nhận được Mùa Chay dưới góc độ nầy, cũng như
không đo lường được sự vào cuộc thật sự của nó.


Đó là lý do vì sao tôi cảm thấy cần có một nỗ lực tái khám phá hoặc
khám phá Mùa Chay. Cuộc khám phá căn bản ân sủng đã được ban cho chúng
ta và khám phá tính độc đáo Kitô-giáo của thời gian chuẩn bị Phục sinh
nầy. Mỗi năm, Thứ Tư Lễ Tro cho những ai muốn sám hối, lời kêu gọi
quyết định cho những ai xin chịu phép rửa, là cuộc khởi hành của một
Giáo Hội mà, kể từ nay, trong các quốc gia Tây phương, không thể coi
việc ban phép rửa từ khi mới sinh mà thôi, như một căn tính toàn quốc.


Đối với những người ‘đã được rửa tội” cũng như đối với những người
“chẳng bao lâu nữa sẽ được rửa tội”, Mùa Chay là một con đường tiến bộ
thiêng liêng và sinh nhiều hoa trái tông đồ, một tiếng gọi đánh thức
chúng ta dậy, tiến tới, thay đổi một điều gì đó. Mùa Chay, đó là cái
đối lập với “cần gì chứ?”,” được gì chứ?”. Các Vị không biết yêu thì để
làm gì, nhưng phải yêu và điều đó đảo lộn cuộc đời. Tha thứ để mà làm
gì, nhưng phải tha thứ và điều đó thay đổi thế giới. Đừng nói: chẳng
thể làm gì”. Các vị có thể theo Chúa Kitô. Và như thế, một cái gì đó
nhúc nhích động đậy; mà có thể chúng ta không nhìn thấy, nhưng mà Thiên
Chúa nhìn thấy. Và đó có thể là điều quan trọng nhất thế giới.


 


Hồng Y Jean-Marie LUSTIGER


(Nói chuyện ở Đài phát thanh Đức Bà các ngày 12, 19 và 26 tháng 2 năm 2001).

BTGH chuyển ngữ
Về Đầu Trang Go down
https://gioitrevanphuc.forumvi.com
 
Cùng nhau khám phá và sống mùa chay
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Làm quen nhau thôi
» người lớn cũng nói dối
» Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay Năm C
» Thêm cổng trại nữa nè!!
» Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay Năm C

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑ :: CHIA SẺ! :: Cuộc sống- Sự kiện-
Chuyển đến 
Xem video
Video Đức Cố Thánh Cha Gioan-Phaolô II

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm)

(video) Cuộc đời Thánh Donbosco
Dự báo thời tiết.

Thủ đô Hà Nội
Ha Noi
Cố đô Huế
Co Do Hue
Tp Ðà Nẵng
Da Nang
Tp Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh
Lịch
Chia sẻ thông tin.
Wed liên kết.